Tại sao nhân tài giỏi lại bỏ công ty đi
Cả hai đều được ghi nhận là có nhiều sáng kiến đổi mới và thực hiện thành công những sáng kiến đó. Bên cạnh đó thỉnh thoảng họ cũng hay giận dỗi.
Gần đây đã có một cuộc tranh cãi sôi nổi khi hai ông lớn trong làng công nghệ thế giới là Apple và Microsoft đã để những lãnh đạo quan trọng của họ là Scott Forstall và Steve Sinofsky ra đi. Hai người này đều được liệt vào những người khó tính và kiêu căng ngạo mạn.
Giống như mọi trường hợp bị sa thải khác, hai vị quản lý này bị mô tả là “khó kiểm soát” và làm đồng nghiệp mất lòng tin đến mức CEO của hai công ty (Tim Cook của Apple và Steve Ballmer tại Microsoft) không còn sự lựa chọn nào khác, phải miễn cưỡng sa thải họ. Nhiều bài báo đưa tin về sự kiện này cho hay “Vụ việc để lại nhiều nỗi buồn hơn là sự tức giận”.
Chỉ có một vấn đề với câu chuyện này. Đó là thông tin có vẻ theo hướng một chiều và ngờ nghệch một cách nguy hiểm.
Hãy xem, bất cứ ai ở trình độ hiểu biết nào cũng phải bác bỏ nhận định cho rằng Steve Sinofsky và Scott Forstall là khó gần, kiêu ngạo và đôi khi không thể chịu đựng nổi. Hãy xem họ đã từng làm việc với những ai: Steve Jobs, Bill Gates và Steve Ballmer. Không ai trong số những người đàn ông này lại có những tính cách tương tự như vậy.
Cũng có thể hai vị quản lý này là những người đến sau nên không phù hợp với văn hóa công ty. Sinofsky ra nhập Microsoft với vai trò là kỹ sư thiết kế phần mềm năm 1989 (từ 24 năm trước) và Scott Forstall chuyển tới Apple từ công ty NeXT sau khi công ty này được Apple mua lại năm 1997. Cả hai đều được ghi nhận là có nhiều sáng kiến đổi mới và thực hiện thành công những sáng kiến đó. Bên cạnh đó thỉnh thoảng họ cũng hay giận dỗi.
Theo kinh nghiệm của tôi trường hợp này không phải là hai người này đã hết thời. Rõ ràng là trước đây cả Sinofsky và Forstall đều đã tìm ra cách để kiểm soát tính giận dỗi của mình, giữ hành vi ở khuôn khổ chấp nhận được, nhưng rồi cả hai đều nhận thấy môi trường làm việc của họ càng ngày càng trở nên không thể chịu đựng được.
Nói cách khác, Cook và Ballmer đã để cho những thay đổi về văn hóa công ty diễn ra tại Apple và Microsoft và cuối cùng đã thổi bay những nhân viên cá tính mạnh ra khỏi công ty.
Điều này thường xuyên diễn ra. Một công ty được quản lý theo kiểu chuyên quyền sẽ khiến những nhân viên cá tính mạnh phát điên và bỏ đi.
Mat nhan tai
Dưới đây là năm lý do hàng đầu khiến các nhân viên cá tính mạnh, có hiệu quả làm việc cao nổi xung và cách bố trí sắp xếp công việc cho họ cũng như những giải pháp cho vấn đề này:
1. Các ưu tiên thường xuyên thay đổi/ không thống nhất
Tại sao đây là vấn đề: Không có gì khiến nhân viên giỏi thấy khó chịu hơn là sự quản lý theo xu hướng nhất thời.
Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Nhân viên thờ ơ mỗi khi một sáng kiến mới được giới thiệu- trông đờ đẫn trong các cuộc họp bàn về chiến lược.
Việc cần phải làm: Đặt ra một chiến lược ngắn, trung và dài hạn và gắn mỗi chiến lược với một kỳ hạn hợp lý và không để bị sao lãng với những thứ mới hơn.
2. Bỏ qua những người tầm thường
Tại sao đây lại là một vấn đề: Lý do số 1 khiến những nhân viên giỏi rời bỏ công ty mà lẽ ra họ phải hạnh phúc khi được ở đó là vì phải chịu đựng những kẻ tầm thường.
Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Sự miệt thị và khoảng cách giữa những nhân viên xuất sắc và những người không bắt kịp với họ. Sự không hài lòng với các khoản thưởng (trợ cấp, thưởng thêm, giải thưởng…) mà những người khác được nhận.
Việc cần phải làm: Đặt ra các mục tiêu cao cho toàn công ty và xây dựng cả chính sách thưởng (đối với thành công) và phạt (đối với trường hợp thất bại). Áp dụng cả hai chính sách này một cách nhất quán và công bằng.
3. Hội chứng lạc lõng với tập thể
Tại sao đây lại là một vấn đề: Các nhân viên giỏi thích làm những gì mà họ có thế mạnh, chứ không thích bị sử dụng như một người lấp chỗ trống. Họ coi bản thân mình như chiếc xe Ferraris và cảm thấy nản lòng nếu họ nghĩ mình đang bị sử dụng như một cái xe chở đồ ở sân golf.
Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Sự tách rời khỏi các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao. Thiếu đi sự theo dõi và trách nhiệm. Chán nản buồn bã.
Việc cần phải làm: Xem xét lại (với họ) những gì bạn muốn người này làm. Làm mới phần mô tả công việc và tái định hướng những nhân viên giỏi làm những việc mà chỉ họ mới có thể làm được.
4. Dùng người không đúng
Tại sao đây lại là vấn đề: Giống như mục trên: Khi bạn là một chiếc Ferrari (hoặc bạn nghĩ mình như thế), bạn không muốn lãng phí thời gian với cái dây cương ngựa.
Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Tự do làm những công việc không thuộc trách nhiệm của họ. Ở dưới trướng tất cả mọi người. Lêu lổng.
Việc cần phải làm: Yêu cầu nhân viên lập ra một danh sách những gì anh/cô ta cần làm để lấp thời gian trống. Phải xem lại và có sự chấp thuận đối với việc sử dụng thời gian đó. Xem xét các kỹ năng phân quyền giao việc của bạn- nếu bạn có những nhân viên giỏi chưa được tận dụng hết, chắc chắn bạn là một người quản lý vi mô có vấn đề trong việc giao việc.
5. Làm những việc yêu thích
Tại sao đây lại là vấn đề: Các nhân viên hàng đầu không chỉ tin vào chế độ nhân tài. Đó là không khí và nước của họ. Nếu bạn bắt đầu làm những việc mà mình yêu thích và bỏ qua mọi người bất chấp hiệu quả công việc của họ thì các nhân viên giỏi sẽ rời bỏ công ty trước cả khi bạn nói mình thực sự trân trọng họ.
Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Bạn mang lại hạnh phúc cho người nhà của mình hơn là nhân viên bán hàng giỏi nhất của bạn.
Leave a Reply