Phương pháp học tập hiệu quả nhất mọi thời đại
Tự làm bài tập, về nhà đọc sách, chăm chỉ luyện tập,…) để từ đó áp dụng vào bản thân và tìm ra được con đường thích hợp nhất trong việc thu nạp kiến thức.
Phương pháp này được “con nhà người ta” áp dụng từ rất lâu rồi, thậm chí bạn cũng nghe đến mòn cả tai rồi nhưng thực sự để ứng dụng nó thì không phải ai cũng làm được.
Sau mỗi một mùa tuyển sinh đại học, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng là hình ảnh và câu chuyện của những tân thủ khoa, á khoa trong kì thi vừa qua. Và trăm người như một, khi được hỏi về phương pháp học tập, ôn thi, bí quyết được điểm cao… đều trả lời với câu mở đầu đại khái: “Em không đi/ít đi học thêm, chủ yếu là tự học”. Đến đây, tôi tin rằng bố mẹ ở nhà sẽ cầm tờ báo đưa qua đưa lại trước mặt chúng ta và chép miệng: “Thấy chưa, người ta toàn tự học mà thi đỗ thủ khoa. Còn mình thì tốn tiền học thêm học bớt mà kết quả chẳng ra đâu, có khi còn trượt”.
Và dù các bạn đã nghe quá nhiều về tự học (vì ai cũng bảo chúng ta phải tự học cả…) nhưng chưa chắc nhiều người trong số chúng ta biết các phương pháp tự học, kĩ năng tự học (…nhưng chẳng ai bảo chúng ta phải làm điều đó như thế nào ngoài mấy chỉ dẫn chung chung: Tự làm bài tập, về nhà đọc sách, chăm chỉ luyện tập,…) để từ đó áp dụng vào bản thân và tìm ra được con đường thích hợp nhất trong việc thu nạp kiến thức.
Vậy tự học là gì?
Tôi cũng mò mẫm Google với bỏ một buổi chiều lên thư viện tra tài liệu nọ kia thì rút ra được một nhận định, sơ sơ là: Tự học- bản thân hai từ đó đã nói lên phương pháp học tập với chủ thể trung tâm của việc học chính là người học. Người học vừa là người tiếp thu, vừa là người chủ động tìm tòi, khám phá, suy nghĩ… trong việc thu nạp kiến thức, tri thức.
Lý thuyết thì là vậy, nhưng bản thân tôi cũng từng là một học sinh chạy ma-ra-tông hết từ lớp học thêm này đến lớp học thêm nọ tin rằng không phải cứ “tự” là “học” được. Nhiều người dễ nhầm tưởng tự học là tự tất tần tật: Tự mở sách ra nghiên cứu, tự phát hiện những vấn đề khó, tự xử lý nó…Ngược lại, trước hết người học phải có một trình độ tư duy và phương pháp tiếp cận kiến thức khoa học nhất định. Nếu không sẽ bị rơi vào tình trạng học hùng hục mà không mang lại hiệu quả, kiến thức cần xoáy trọng tâm thì bỏ qua mà những cái kém quan trọng hơn thì lại mênh mông dàn trải.
Tôi không biết thế nào là “tự học” cho đến năm… 20 tuổi. Số là đang học dở ngành kế toán, tôi phẫn chí bỏ học, về tuyên bố với bố mẹ “Con sẽ thi lại ngành báo chí, khối C”. Nói xong, tôi run lắm bởi chỉ còn 4 tháng nữa là…thi đại học mà tôi học chuyên ban D. Tôi bỏ ra nguyên một ngày nằm trùm chăn trên giường nghĩ ngợi về con đường đi sắp tới. Khối C đối với tôi hoàn toàn mới mẻ, ngoại trừ môn Văn tôi còn có nền tảng do là dân khối D chứ Sử với Địa thì tôi gần như không có tí kiến thức nào đủ để đi thi. Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, tôi bắt tay lên kế hoạch… ôn thi đại học. Tôi không đi học thêm nhiều, một phần vì… không có tiền (Tôi bảo với bố mẹ sẽ tự lo trong giai đoạn ôn thi lại), phần khác thì do những kí ức học thêm chẳng ngọt ngào gì của lần thi đại học trước.
Lịch học một ngày của tôi được lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Sáng, chiều, tối: Mỗi buổi tôi ôn một môn. Tôi “cắt” những phần kiến thức phải học của từng môn ra thành từng “miếng” nhỏ và đặt giới hạn trong thời gian này phải “thanh toán” xong. Hôm sau dành thời gian ôn tập lại phần hôm trước và học thêm bài mới. Cứ thế học cuốn chiếu liên tục.
Với đặc thù các môn khối C, tôi luyện viết rất nhiều và làm các dạng bài tập, câu hỏi khác nhau. Quan trọng là phải cực kì tự giác và cố gắng để đảm bảo tiến độ ôn tập được duy trì. Tôi nghĩ rằng đó là lần đầu tiên trong đời tôi thực sự tự học. Tôi đọc sách, hệ thống kiến thức, tổ chức các ý chính rồi ghi nhớ, luyện viết…tạo thành một chu trình khép kín từ các bước tư duy cho đến hành động. Và đảm bảo một tinh thần vững vàng để điều đó được lặp đi lặp lại liên tục, tạo thành một thói quen. Và cốt lõi vấn đề là ở thói quen tự học. Năm đó, cuối cùng tôi cũng đã thỏa được nguyện ước học báo chí của mình.
Tự học là một quá trình khó và cũng không quá khó. Không quá khó nếu như bản thân mỗi bạn có những kĩ năng kiểm soát thời gian, kĩ năng tư duy, ghi chép, hệ thống kiến thức và thu nhận những kiến thức mới mẻ với một sự chủ động nắm bắt và say mê. Nếu vậy thì tức là bạn đã, đang và sẽ luôn tự học một cách thành công và tự nhiên. Và trở lại với vấn đề mà tôi đã nói ở trên về thủ khoa và tự học thì không phải cứ tự học là thành thủ khoa, nhưng dường như mọi thủ khoa đều tự học là chủ yếu đấy.
Ích lợi của việc tự học
– Tự sắp xếp thời gian phù hợp với mình nhất, học bất cứ lúc nào, nơi đâu bạn thấy tiện lợi và hứng thú, không phải lo chen chúc giữa mùa nóng trong những lò học thêm, bạn có thể ung dung ngồi điều hòa máy lạnh mà nghiên cứu, không sướng à?
– Tự khám phá ra điểm mạnh và sở thích của bản thân, lợi dụng điều đó để khiến việc tự học trở nên dễ thở. Đơn giản nhất là học tiếng Anh qua việc đọc Harry Potter, học Vật lý quang học với đạo cụ là đống gương hay kính cận, vô cùng thực tế và thú vị, nhỉ.
– Học với tốc độ phù hợp với bạn, không phải lo cô giảng nhanh quá, cả lớp hiểu mà mình hỏi lại thì tự nhận là dốt(?!), cũng chẳng lo mình tốn thời gian với mấy món biết rồi, tự học những gì bạn còn yếu, quá hiệu quả và tiết kiệm thời gian còn gì?
– Tìm thấy điều bạn say mê trong môn học, và biến việc học thành điều bạn thích, chứ không chỉ là nghĩa vụ. Đừng tra tấn bản thân bằng cách căng tai nghe giảng thơ văn với cái đầu bốc hỏa vì nóng bức và ngột ngạt, tay thì chai phồng vì chép và chép, bạn thử tìm đọc những bài cảm nhận tác phẩm đó của những nhà phê bình tâm huyết mà xem, thật sự yêu thích tác phẩm nào đó, cảm hứng câu chữ sẽ tuôn ra dạt dào, chắc chắn mà!
– Học với bất kì ai bạn thích, kết hợp với cách hoạt động khác nữa. Cùng bạn ý luyện đề và chữa cho nhau, cũng lũ bạn thân dò bài nhau kết hợp ăn uống tụ tập, cũng vui đấy chứ, hơn nữa còn giúp nhau bù đắp những phần còn yếu của từng người. Gian nan cần vượt qua đây: Tự học thì rõ là phải siêu tự giác, cái gì cũng phải tự chủ, tự quản rồi, khó khăn đến mấy thì cũng phải động viên mình tự vượt qua thôi tình iu ạ!
– Chuyện hôm nay xin để ngày mai: Những cơn lười đấy, bạn đang bị “ma lười” ám đến mức trì hoãn kế hoạch của mình lại, nhất là khi ngày hôm nay đã bị bạn dùng để chơi bời hết nửa. Nhớ này, không phải ngày mới là một bắt đầu mới, bạn có thể bắt đầu ngay lúc nào bạn muốn, nhìn những kẻ đang đi trước bạn một (số) bước mà tự nhủ mình phấn đấu nhé. Giữa một đường đua ai cũng đang chạy hết sức, người dừng lại chính là người quay về vạch xuất phát đấy.
– Tớ không thể tập trung được: Mặc dù hooc-mon tuổi mới lớn đáng bị gọi là tội đồ làm chúng ta hay bị phân tán nhưng bạn hoàn toàn có thể đuổi bớt sự xao lãng đi bằng cách tạo một không gian yên tĩnh, ít thứ để nghịch, chỉ có sách vở để bạn thanh tịnh mà học nhé. Nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn thấy bị xao lãng, hãy dùng thần chú:” Thôi tập trung, học” và làm ngay theo nó, chỉ vài lần thôi, bạn sẽ luyện được thần công tập trung siêu cấp.
– Nhưng không có áp lực, tớ không sao bắt mình học được: Một trong những lý do khiến bạn học về đêm mới thấy vào đây mà, không còn thời gian nào khác chứ sao. Thế này nhé, hình dung ra số bài tập bạn cần hoàn thành và những chặng nhỏ để hoàn thành nó. Bạn sẽ không thấy mục tiêu xa vời đâu, nhắc nhở mình sau khi hoàn thành từng chặng nhỏ sẽ khiến bạn thấy vứt đi gánh nặng và đốc thúc mình đi đến đích nhanh hơn đấy.
– Làm sao khi tự học tớ biết nên học trọng tâm cái gì? Sao không chứ? Bạn có thể tìm hiểu dạng đề thi, giới hạn thi, hỏi thầy cô nếu đó là môn thi ở trường hoặc tra cứu từ đề thi cũ và đề tham khảo. Hơn nữa, khi đọc sách, chắc chắn bạn cũng sẽ nắm được những vấn đề cốt lõi cần được học sâu và chuyên tâm mà. Tự học kết hợp với học trên lớp tốt, kết quả sẽ mỹ mãn luôn.
Leave a Reply