Hướng dẫn cách đàm phán thành công và hiệu quả

Cũng như việc bạn không nên đánh giá thấp bản thân mình, Rezvani cho rằng không nên đánh giá quá cao thế mạnh của đối tác. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang muốn đàm phán
Thực hiện đàm phán là một công việc không thể thiếu và là yếu tố lớn quyết định chuyện thành bại trong kinh doanh.

Rất nhiều người, kể cả những nhà giao dịch chuyên nghiệp cảm thấy lo lắng khi phải tiến hành một cuộc đàm phán, tuy nhiên đừng để điều đó làm nhụt chí bạn. Hãy thử những bí quyết đã được đúc kết qua nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm của chuyên gia đàm phán Selena Rezvani.

1
Nghiên cứu trước tình hình

Có rất nhiều lý do chứng minh rằng nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có lợi thế trong đàm phán, nhưng một nguyên nhân ít được biết đến hơn cả là “nguyên tắc nhất quán”, tức là người đàm phán phải tỏ ra hợp lý và thuyết phục ngay từ những suy nghĩ bên trong. Có nghĩa là đối tác của bạn nhiều khả năng sẽ chấp nhận những tiêu chuẩn nhất định và bị thuyết phục bởi uy lực của bạn nếu họ thấy bạn hiểu rất rõ những gì mình đang nói. Càng hiểu biết, cuộc thảo luận càng dễ đi theo hướng bạn muốn.

2
Nghĩ lớn

Theo chuyên gia Rezvani, mọi người thường đặt kỳ vọng thấp cho chính họ khi bắt đầu một cuộc đàm phán. Điều này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ, những người thường đánh giá thấp mình ở những thời điểm quan trọng. Theo Rezvani, hãy luôn bắt đầu với mục tiêu lớn, tham vọng lớn để điều đó kích thích và truyền cảm hứng cho bạn.

3
Thu ngắn khoảng cách

Cũng như việc bạn không nên đánh giá thấp bản thân mình, Rezvani cho rằng không nên đánh giá quá cao thế mạnh của đối tác. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang muốn đàm phán để tìm một giải pháp có lợi cho cả hai bên. Hãy coi các đối tác như là những người ngang tầm, cân xứng. Điều này sẽ tạo thuận lợi để bạn đạt được kết quả mong muốn.

4
“Không” có nghĩa là “Chưa”

Một lỗi lớn mà người đàm phán hay mắc phải là cho rằng khi ai đó nói “không” thì có nghĩa là cuộc thảo luận đã gần như đóng lại. Tính toán thời điểm để đặt vấn đề là điều quan trọng nhất. Hãy đưa ra đề nghị lần thứ hai hoặc thứ ba dưới những hoàn cảnh khác nhau. Nói một cách khác, từ “không” có thể chính là bước đầu tiên để bạn đạt được câu trả lời “đồng ý”.

5
Không tiền lệ? Không thành vấn đề

Đừng ngại khi phải yêu cầu một điều chưa từng có ngoại lệ hay chưa có quy định. Chẳng ảnh hưởng gì nếu việc điều kiện bạn đưa ra chưa từng có trước đây, miễn là bạn có lý do thuyết phục và được chuẩn bị kỹ càng để bảo vệ lý lẽ này. Hãy tự tin đề nghị một yêu cầu riêng của bạn trong quá trình đàm phán.

6
Viết kế hoạch trước

Các nhà đàm phán có thể dễ dàng làm chủ “thế trận” bằng cách lập kế hoạch đàm phán với các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp phản ứng, trước khi bắt đầu đàm phán. Để nắm chắc tình hình, hãy đừng ngại viết ra rõ kế hoạch này. Bằng cách làm rõ những chi tiết trong đề xuất của mình, bạn có thể khiến đối tác đồng ý với mình một cách dễ dàng hơn.

7
Không chịu thua, nản chí

Trong các cuộc đàm phán, hãy cố gắng kéo dài sự trao đổi thay vì kết thúc nhanh chóng. Đôi lúc hãy im lặng vài giây để thả lỏng, cân bằng không khí trong phòng. Hãy đặt vài câu hỏi để mở rộng phạm vi trao đổi hay kéo dài thời gian đối thoại.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *