Tìm hiểu 10 bí quyết giúp nhà báo phỏng vấn thành công

Khi , hãy cố gắng đưa ra câu hỏi sau có liên quan đến những gì mà đối tượng vừa trả lời ở câu hỏi trước như vậy sẽ giúp cuộc nói chuyện của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Đối với những nghề , để có một cuộc phỏng vấn thành công, bên cạnh việc đảm bảo bạn đang phỏng vấn đúng người, thi cũng cần phải có những kỹ năng khéo léo trong suốt thời gian trò chuyện. Dưới đây là 10 kỹ năng quan trọng một cần nắm rõ để có cuộc phỏng vấn thành công.

1
Đảm bảo rằng bạn đang phỏng vấn đúng người

Cuộc phỏng vấn chỉ có thể thành công nếu bạn đảm bảo rằng bạn đang phỏng vấn đúng người. Đừng lúc nào cũng chỉ biết nghe theo những chỉ dẫn, giới thiệu của cấp trên mà hãy biết tìm ra những đối tượng phỏng vấn hay ho cho mình. Trong nhiều trường hợp, các cuộc phỏng vấn những “người quan trọng” chưa chắc đem lại hiệu quả bằng việc phỏng vấn những cá nhân bình thường nhưng có liên quan trực tiếp và am hiểu thực tế về đề tại mà bạn đang thực hiện.

2
Tạo sự đồng cảm

Một trong những bí quyết cần nhớ khi phỏng vấn đó là đừng quá cứng nhắc và máy móc bởi nó sẽ tạo áp lực cho người đối diện. Giả sử nếu người được phỏng vấn nói về một điều gì đó thú vị, bạn hoàn toàn có thể hưởng ứng bằng việc thốt ra “hay quá”. Nếu họ nói điều gì rất sốc, bạn cũng thể bày tỏ “thật bất ngờ”… Đó là cách bạn tạo sự đồng cảm với người khác. Nó sẽ khuyến khích người ta chia sẻ nhiều thêm với bạn thay vì chỉ ừ hữ, à ờ.

3
Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi dễ

Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi nhẹ nhàng và thân thiện, thay vì việc bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng những câu hỏi khó trả lời hay những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn định hỏi. Bạn có thể bằng việc kiểm tra lại những thông tin về tên, chức danh của người bạn đang phỏng vấn hoặc những vấn đề chung chung để “rút ngắn khoảng cách” khi phỏng vấn.

4
Nhắc lại những gì họ đã nói

Hãy nhắc lại những gì họ đã nói mà bạn cho rằng là quan trọng. Việc làm này có hai tác dụng. Thứ nhất, nó chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe những gì họ đang trả lời. Thứ hai, nó giúp bạn nhấn mạnh nội dung bạn muốn nêu bật lên trong bài phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nó giúp “cứu cánh” cho bạn nếu bạn lỡ có nghe nhầm một chi tiết quan trọng nào đó.

5
Thật sự lắng nghe

Hãy lắng nghe, hiểu và linh hoạt. Việc lên đề cương chỉ nên để đảm bảo bạn sẽ thu thập đủ thông tin theo dự định. Trong quá trình phỏng vấn có thể phát sinh những chi tiết mới thú vị, hãy bám vào các chi tiết đó để khai thác sâu hơn. Khi phỏng vấn, hãy cố gắng đưa ra câu hỏi sau có liên quan đến những gì mà đối tượng vừa trả lời ở câu hỏi trước như vậy sẽ giúp cuộc nói chuyện của bạn trở nên dễ dàng hơn.

6
Hỏi về cảm nhận và ý kiến của người được phỏng vấn

Đừng lo lắng về việc liệu nó có làm ảnh hưởng đến tính khách quan và chân thực của nội dung mà bạn đang phản ánh hay không. Việc đưa những trích dẫn đánh giá, ý kiến hay cảm xúc các nhân với tiết chế vừa phải giúp câu chuyện của bạn thú vị và có hồn hơn đối với độc giả. Hãy quan tâm đến những cảm nhận cá nhân của người được phỏng vấn, điều này vừa tạo thiện cảm, vừa giúp bạn nhanh chóng hoàn thành công việc của mình hơn.

7
Ghi lại những ý chính tốt hơn là ghi âm cuộc phỏng vấn

Việc ghi lại những ý chính sẽ giúp bạn ghi nhớ được ngay những ý chính của cuộc phỏng vấn. Thay vì lúc nào cũng cầm máy ghi âm đặt sát vào người đối diện, bạn hãy chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ để ghi lại, đồng thời đừng quên những cử chỉ đồng tình, hoặc bày tỏ thái độ lắng nghe với người được phỏng vấn nhé!

8
Khéo léo từ chối việc sử dụng các thuật ngữ

Rất nhiều người thường dùng các thuật ngữ đao to búa lớn hoặc khó hiểu để “đi vòng, đi tránh” trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cũng có thể đó chỉ là một thói quen. Phóng viên nên ứng xử khéo léo và hài hước trong trường hợp này để tránh làm người được phỏng vấn cảm thấy khó chịu. Dù thế nào, bạn nên từ chối sử dụng thuật ngữ ngay trong lúc phỏng vấn để tránh những hiểu lầm không đáng có.

9
Đôi lúc chú ý đến những câu chuyện bên lề

Việc trích dẫn một giai thoại, một câu chuyện, ví dụ nhỏ trước khi bắt đầu vào nội dung chính luôn là một trong những cách phỏng vấn tuyệt vời. Những chi tiết này sẽ giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn đa chiều, sinh động hơn và không bị khô cứng.

10
Biết rằng bạn sẽ có được câu bình luận hay nhất ở phút cuối cùng

Vào những phút cuối cùng sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, đừng vội làm gì ngay lúc đó, hãy đợi một vài phút, bạn có thể nảy ra một câu bình luận hay và đáng giá nhất cho cuộc phỏng vấn mà mình vừa thực hiện.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *